Da dầu mụn có cần thiết phải dưỡng ẩm không?

Tại sao da dầu mụn cần dưỡng ẩm ?

– Lớp màng hydrolipid – dầu dưỡng ẩm tự nhiên này là tài sản quý giá của làn da. Vì thế nó cần được nâng niu và bảo vệ kỹ càng để có thể thực hiện trọn vẹn chức năng của mình. Hãy cùng BABÉ tìm hiểu lí do vì sao chúng ta cần phải chú ý đến việc giữ gìn lớp màng ẩm này nhé!

Da dầu mụn có cần dưỡng ẩm?

Lớp màng lipid ở bề mặt da là hỗn hợp của bã nhờn và lipid của màng tế bào sừng giúp bảo vệ da khỏi tác động bất lợi từ môi trường. Thành phần của nó là tỷ lệ cao axit béo chuỗi dài và polyterpenoid squalene, không có trong các mô khác của con người.

Thành phần cấu thành nên bã nhờn gồm các chất béo dưới dạng ester hỗn hợp như:

+ Triglyceride và axit béo chiếm tỷ lệ chủ yếu 40 – 60%

+ Este  20 – 26%

+ Squalane 11 – 15%

+ Lipid gốc tự do chủ yếu trong bã nhờn là cholesterol

Nhắc đến nhờn thì đa số các bạn sẽ “né tránh” đúng không? Nhưng bã nhờn cũng có tác dụng của nó đấy:

+ Hạn chế sự mất nước

+ Bảo vệ da khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus

+ Bảo vệ da khỏi các gốc tự do do UV sinh ra

+ Giữ cho làn da căng mịn và mềm mại

Thực tế thì có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa DẦU trên da với HYDRAT HÓA da. Dầu trên da là bã nhờn (lớp hàng rào hydrolipid) giúp duy trì chức năng rào cản của da. Hydrat hóa da là quá trình trong đó nước được hấp thụ vào các lớp của da (biểu bì, trung bì, hạ bì) để duy trì độ căng mọng, đàn hồi và khả năng phục hồi của da.

Mặc dù sự tích tụ quá nhiều bã nhờn có thể dẫn đến da dầu và mụn trứng cá nhưng điều đó không có nghĩa là da đã được dưỡng ẩm đủ. Không chỉ vậy, chính hành động loại bỏ các loại dầu này sẽ thúc đẩy quá trình mất độ ẩm tự nhiên. Nhiều thành phần trị mụn có tác dụng làm khô sâu trên da. Các hoạt chất như BHA, Retinoid (Retinol, tretinoin, adaphalene) hoặc thuốc kháng khuẩn tại chỗ như BPO (Benzoyl Peroxide) tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng lại khiến da Dầu trở nên khô hơn. Những loại thuốc này thúc đẩy làm khô theo hai cách riêng biệt:

  • Retinoid đẩy nhanh chu kỳ thay tế bào da, gia tăng tốc độ bong tróc tế bào, khiến phần da còn lại khô và bong tróc.
  • BPO có tác dụng kìm hãm, làm chậm quá trình tiết bã nhờn và tiêu sừng (tẩy tế bào chết), sự kết hợp của chúng có thể dẫn đến khô da.
  • Những thành phần treatment này có thể làm da khô, bong tróc, lạm dụng với tần suất kéo dài có thể gây ra tình trạng tổn thương hàng rào bảo vệ da, thay đổi pH của da và dẫn tới tăng mất nước qua thượng bì (TEWL- TransEpidermal Water Loss), kết quả làm da bị khô và mất nước.

Thiếu ẩm trên da Dầu sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy về sau

Hệ lụy của việc này sẽ khiến da nhanh lão hoá, tổn thương, rối loạn hàng rào vi sinh vật (hàng rào miễn dịch của da), làm bệnh lý mụn ngày càng trầm trọng hơn, và trở thành 1 vòng luẩn quẩn khiến chúng ta cứ mãi điều trị nhưng không thấy hiệu quả.

Chính vì vậy sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da dầu mụn là biện pháp bảo vệ tốt nhất để tránh những phản ứng không mong muốn này. Đồng thời giúp duy trì sức khoẻ làn da, tăng đề kháng để giúp kết quả điều trị được nhanh nhất. Những công dụng nổi bật của Kem dưỡng cho làn da Dầu mụn có thể nhắc đến như:

Giúp hạn chế tiết dầu quá mức

Cơ chế hoạt động tự nhiên của da có xu hướng tiết thêm dầu để bảo vệ khi da có biểu hiện thiếu ẩm cũng như thiếu nước. Lượng dầu quá nhiều khiến da bóng nhờn và khó chịu, tăng bít tắc, tạo môi trường thuận lợi cho C.Acnes hoạt động (C.acnes là vi khuẩn kỵ khí, gram dương, cư trú trong các nang bã nhờn. Nang bã nhờn cung cấp một môi trường kỵ khí, giàu lipid – cực kỳ lý tưởng cho C. Acnes). Ngược lại, khi nhận đủ lượng nước cần thiết, da sẽ hạn chế tiết thêm chất nhờn.

> “Chìa khóa vàng” trong trường hợp này là dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel, lotion hoặc dạng sữa.

Các sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel, lotion hoặc sữa sẽ là lựa chọn hợp lý cho làn da Dầu

Bảo vệ duy trì nền da khoẻ mạnh

Một làn da ngậm nước là làn da khỏe mạnh. Nếu không có đủ độ ẩm, vẻ ngoài và chức năng bảo vệ của da có thể bị tổn hại nghiêm trọng. Với tình trạng mất nước kéo dài, làn da có nguy cơ cao hơn với viêm, nhiễm trùng, lão hoá sớm….

Phục hồi da

Bản thân làn da dầu mụn là làn da yếu, tổn thương, nếu da không đủ ẩm sẽ không thể kích hoạt quá trình lành thương thuận lợi. Vai trò của HA trong quá trình phục hồi và lành thương bao gồm vai trò ở tất cả các giai đoạn của quá trình lành thương:

  • Giai đoạn viêm: Liên kết với fibrinogen để bắt đầu quá trình đông máu, cho phép di chuyển tế bào viêm, tạo phù nề cho phép tế bào xâm nhập, ức chế sự di chuyển của bạch cầu trung tính làm giảm phản ứng viêm.
  • Giai đoạn tăng sinh: Kéo nguyên bào sợi đến vết thương, lấp đầy khoảng trống ECM mới hoàn thành, tạo đệm và tổ chức cấu trúc, kích thích MMP để hình thành mạch, thúc đẩy quá trình di chuyển và tăng sinh tế bào sừng
  • Giai đoạn tu sửa: góp phần hình thành sẹo bình thường.

Xu hướng chăm sóc da dầu mụn hiện nay

Simple is the best: chủ nghĩa tối giản trong chăm sóc da nói chung và da dầu mụn nói riêng.

Bản thân da dầu mụn đã gặp phải vấn đề tăng tiết bã nhờn mất kiểm soát, dày sừng nang lông và sự bít tắc này tạo môi trường thuận lợi cho C.Acnes hoạt động. Chính vì vậy việc tối giản chu trình chăm sóc da sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Thay vì thực hiện “bảy bảy bốn chín” bước skincare sáng và tối, xu hướng tối giản chỉ tập trung sử dụng những sản phẩm thực sự có lợi cho da, hạn chế số lượng sản phẩm sử dụng trên mặt để da có thể “thở” và kích hoạt khả năng tự phục hồi. Routine vừa đủ dành cho da dầu mụn tập trung vào CMS: làm sạch, dưỡng ẩm, bảo vệ (C = Cleasing, M= Moisturizing, S= Suncream). Như vậy vừa đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời kỳ cả thế giới đang đối mặt với lạm phát – kinh tế toàn cầu suy thoái.

– Hoạt chất đa năng: cùng với xu hướng tối giản, những hoạt chất có nhiều tác dụng trên da đặc biệt được ưa chuộng. Ngoài ra, khả năng dung nạp tốt, lành tính, ít tác dụng phụ cũng được quan tâm nhiều. Những hoạt chất đang hottrend hiện tại sẽ là : Nhóm retinoid, Bakuchiol, Niacinamide, Tranexamic acid, Zinc PCA.

Lựa chọn Niacinamide: Đây là thành phần phù hợp với mọi loại da và lứa tuổi. Lượng tìm kiếm cho “kem dưỡng ẩm niacinamide” tăng 1.900% trong 5 năm (2018- 2023) (Số liệu theo Exfolding topics upatde ngày 11/5/2023). Trong hai năm qua, việc sử dụng Niacinamide trong ngành công nghiệp làm đẹp đã tăng hơn 220% . Với những con số biết nói, Niacinamide thật sự khẳng định cho xu thế chăm sóc da an toàn, dung nạp tốt và đa nhiệm trên da.

Niacinamide thật sự khẳng định cho xu thế chăm sóc da an toàn, dung nạp tốt và đa nhiệm trên da

Xem thêm: Kem dưỡng kiềm dầu Mattifying Moisturiser BABÉ chứa Niacinamide

– Sử dụng Retinol : Retinol là dẫn xuất vitamin A. Nhưng sự phổ biến gần đây của Retinol đi kèm với một sự thay đổi. Đó là bio- retinol  (còn được gọi là retinol sinh học). Lượng tìm kiếm cho “bio retinol” đã tăng gần 350% trong 5 năm qua. Đây là những công thức nhẹ nhàng hơn có nguồn gốc từ thực vật. Các công thức retinol truyền thống có thể khó dung nạp, nên bio- retinol sẽ rất lý tưởng cho những người có làn da thường đến da nhạy cảm. Bio – retinol mang lại kết quả tương tự như retinol nhưng không gây kích ứng, mẩn đỏ và khô da. Cụ thể ở đây là bakuchiol hoặc Encapsulate Retinol (retinol bọc).

Retinol là một trong những thành phần nổi tiếng dành cho da Dầu mụn

– Tôn trọng sức khoẻ làn da: Hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từ khoá “Skin Barrier” đạt khoảng 231.000.000 kết quả trong 0,58 giây, đủ cho thấy xu hướng chăm sóc da năm nay tập trung vào sức khoẻ sinh lí của làn da. Treatment mạnh, pH acid như AHA, BHA nồng độ cao, Tretinoin đang dần được hạn chế vì những tác dụng không mong muốn như đỏ da, kích ứng, tăng nhạy cảm da với ánh sáng, breakout…(Những hoạt chất này cần có sự theo dõi và chỉ định của các bs da liễu)

Thay vào đó sản phẩm có pH trung tính, chiết xuất thảo dược, dễ dung nạp, an toàn khi dùng lâu dài và khả năng phục hồi tốt như HA, B3(Niacinamide), B9 (Folic acid), yếu tố tăng trưởng như HA, EGF, FGF, Peptide, Probiotics lại là “must have” trong chu trình chăm sóc da. Peptide được lựa chọn nhờ khả năng củng cố và xây dựng lại làn da bị tổn thương, peptide được tạo ra từ các chuỗi axit amin và có chức năng giống như các khối xây dựng, báo hiệu cho da thực hiện các chức năng như hình thành collagen và chữa lành vết thương. Điều này có nghĩa là chúng giúp điều chỉnh nếp nhăn, vết xỉn màu, mẩn đỏ và đổi màu, khiến chúng trở thành thành phần chăm sóc da toàn diện tuyệt vời.

Xu hướng chăm sóc da hiện đại là tập trung vào nuôi dưỡng và bảo vệ sinh lý làn da

Kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn theo công thức hiện đại

Được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia BABÉ, Kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn Mattifying Moisturiser chính xác là bảo bối dành riêng cho làn da Dầu trên hành trình giảm mụn. Nắm bắt được xu hướng của thế giới chăm sóc da hiện đại, Mattifying Moisturiser đáp ứng gần như tất cả mọi nhu cầu của làn da Dầu đang tìm kiếm.

Chứa phức hợp độc quyền CYTOBIOL®IRIS với chiết xuất Hoa Diên Vỹ, Zinc Sulfate và Vitamin A, giúp ức chế tình trạng bùng phát mụn với khả năng kiềm dầu, kháng viêm và thúc đẩy đổi mới tế bào. 4% Niacinamide – Thành phần “vàng” trong làng Dầu Mụn – giúp bổ sung dưỡng ẩm và gia tăng khả năng phục hồi da khi đang treatment cùng các hoạt chất cao như Tretinoin, Adapalen…ngăn ngừa tình trạng khô da, bong tróc và góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị trên da diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó sản phẩm còn chứa Vitamin E, Zinc PCA và BHA, giúp nâng cao khả năng kiềm dầu, kháng viêm, chống oxy hóa và đổi mới tế bào.

Chuyên biệt dành cho làn da Dầu nên kết cấu nhũ tương (như lotion) của Mattifying Moisturiser sẽ thẩm thấu nhanh chóng, để lại cảm giác mát mịn dịu êm, mơn man làn da Dầu đang “khát nước”. Vì kết cấu lỏng mịn dễ thấm, nên sản phẩm hoàn toàn thích hợp dùng trong routine skincare ngày – đêm của bạn, giúp kiềm dầu tối ưu, hỗ trợ trị mụn, đồng thời nuôi dưỡng làn da mướt mịn, căng mọng dài lâu.

Xem thêm: Kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn Mattifying Moisturiser của BABÉ

 Tác giả: Ths.BS chuyên khoa Da liễu Nguyễn Huyền Trang

 Tài liệu tham khảo:

1. The role of hyaluronan in wound healing, 2012

2. Understanding the Epidermal Barrier in Healthy and Compromised Skin: Clinically Relevant Information for the Dermatology Practitioner, 2016

3. 7 Top Skincare Trends (2023 & 2024)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.