Có nên đi spa nặn mụn? Những lưu ý khi nặn mụn

Mụn là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi bị mụn, nhiều bạn có tâm lý mong muốn loại bỏ những nốt mụn này càng nhanh càng tốt. bằng phương pháp nặn. Nhưng thực sự, nặn mụn vào thời điểm nào là thích hợp? Và có nên đi spa nặn mụn không? Hãy cùng BABE tìm hiểu qua bài viết sau.

Có nên đi spa nặn mụn không? Cần lưu ý gì khi nặn mụn?

Tại sao da bị mụn?

Mụn xuất hiện là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến các yếu tố chính là nội tiết tố (hormone), dầu và vi khuẩn. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến cho tuyến bã nhờn ở da hoạt động mạnh, làm da tiết nhiều bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes phát triển dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các nốt mụn.

Da bị mụn do quá trình tiết dầu quá mức gây bít tắc lỗ chân lông

Ngoài ra còn một số các nguyên nhân thường gặp khác như:

  • Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn phổ biến. Thông thường nếu gia đình bạn có những người có làn da nhạy cảm, dễ sinh mụn thì khả năng cao bạn cũng dễ gặp phải tình trạng này.
  • Chế độ ăn uống: Các thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo… khi sử dụng nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể tăng tiết insulin – chất gây tăng tiết bã nhờn và nguy cơ bị mụn rất cao.
  • Stress: Khi căng thẳng não sẽ tiết nhiều hormone bao gồm cortisol và androgen. Sự hoạt động mạnh mẽ của các hormone này khiến da tăng tiết bã nhờn, làm cho vi khuẩn mụn lây lan.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Mỗi một loại da sẽ có sản phẩm phù hợp hỗ trợ chăm sóc da. Tuy nhiên việc lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp và kém chất lượng, sử dụng trong thời gian dài gây nhiễm khuẩn da, lỗ chân lông bị bít tắc hình thành mụn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi dùng thuốc có các chất như testosterone, lithium, corticosteroid, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết tố, tăng sinh dầu nhờn và gây mụn.

Hiểu rõ nguyên nhân bị mụn sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra đây cũng là yếu tố lớn để quyết định có nên đi nặn mụn tại spa hay không?

Nặn mụn: Lợi hay hại?

Việc nặn mụn có thể được coi là một cách nhanh chóng để giải quyết những nốt mụn phiền toái. Tuy nhiên, trước khi tự mình thực hiện việc này, chúng ta cần hiểu rõ lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của nó.

Việc nặn mụn không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn. Theo một báo cáo từ Tạp chí Da liễu học Mỹ, việc tự ý nặn mụn ở nhà có thể đẩy vi khuẩn sâu hơn vào da, gây viêm nhiễm và hậu quả tồi tệ nhất là để lại sẹo trên da. Đặc biệt, việc nặn mụn không đúng cách có thể làm tổn thương các tuyến bã nhờn dưới da, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, khiến mụn trở nên khó kiểm soát hơn.

Nặn mụn tùy tiện dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng trên da

Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách và ở thời điểm thích hợp, việc nặn mụn có thể mang lại những lợi ích như:

  • Làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ quá trình điều trị mụn: Nhân mụn một khi đã hình thành nếu không được lấy ra khỏi bề mặt sẽ không thể tự mất đi, nằm sâu dưới da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến lỗ chân lông giãn nở to hơn.
  • Ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan: Đối với trường hợp mụn viêm nhiễm, lấy nhân mụn đúng cách còn giúp hạn chế mụn phát triển nặng hơn và lây lan sang các vùng khác.

Tóm lại, việc nặn mụn có thể mang lại lợi ích nhưng chỉ khi được thực hiện đúng cách và tại những địa điểm chuyên nghiệp. Việc tự ý nặn mụn ở nhà thường không được khuyến nghị vì có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.

Thời điểm nặn mụn thích hợp

Khi nặn mụn, da sẽ chịu một tác động cơ học để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt da và quá trình này sẽ gây ra những tổn thương nhỏ cho da. Vì vậy để hạn chế việc để lại sẹo và giảm nguy cơ nhiễm trùng thì nên nặn mụn vào thời điểm thích hợp. Đó là khi mụn đã chín, nghĩa là mụn đã qua giai đoạn viêm nhiễm và nhân mụn được hình thành đầy đủ. Thường được thấy qua dấu hiệu như có nốt đầu trắng hoặc vàng ở đỉnh mụn.

  • Một số loại mụn mà bác sĩ da liễu khuyến cáo có thể nặn như:
  • Mụn đã phát triển đến giai đoạn khô cồi, phần nhân đã cứng và trồi lên trên bề mặt da.
  • Những nốt mụn nhẹ, phân tán lẻ tẻ chứ không tụ hợp thành từng vùng lớn, có kích thước nhỏ và đỉnh mụn đã trở nên khô, màu đen, trồi lên trên bề mặt da.
  • Một số loại mụn khác có thể nặn ra như: mụn cám, mụn đầu đen.
Nên nặn các loại mụn đã khô cồi, nhân mụn trồi lên trên bề mặt da

Nếu bạn không chắc chắn về thời điểm chính xác để nặn mụn, tốt nhất là nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia da liễu, không nên tự tiện đi nặn mụn ở những spa không uy tín để tránh gây hại cho da.

Có nên đi spa nặn mụn không?

Việc quyết định có nên đi spa nặn mụn không có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng mụn: Không phải loại mụn nào cũng có thể chữa bằng cách nặn mụn. Đối với các tình trạng mụn sưng viêm, mưng mủ, mụn sẩn thì không nên nặn. Bởi vì lúc này da đang bị viêm và tổn thương, khi lấy nhân mụn khả năng sẽ để lại sẹo mụn hoặc sẹo thâm rất cao.
  • Tay nghề của kỹ thuật viên: Người lấy nhân mụn phải là những người có kiến thức, nắm vững kỹ thuật nặn mụn xác định được đâu là những nốt mụn đã gom cồi, có thể nặn đồng thời xử lý được những sự cố phát sinh. Kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ giúp ngăn ngừa những tổn thương trên da, không để lại sẹo, vết thâm sau khi nặn mụn. Vì thế, bạn nên đến các phòng khám da liễu, cơ sở spa chuyên điều trị da để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn chi tiết về tình trạng mụn đang gặp phải và có nên nặn mụn hay không.
  • Mức độ uy tín của spa: Nhiều spa hiện nay chỉ là nơi massage, xông hơi thư giãn chứ không có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc điều trị các vấn đề da liễu. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ về uy tín và chuyên môn ở nơi đó, xem xét các đánh giá từ khách hàng trước khi điều trị mụn hay quyết định có nên đi nặn mụn tại spa hay không.
Nên nặn mụn ở spa hay không dựa vào: tình trạng da, độ uy tín của spa

Quy trình nặn mụn tại Spa như thế nào?

Trước khi quyết định đến spa nặn mụn bạn có thể tham khảo các quy trình lấy nhân mụn ở một số cơ sở chăm sóc và điều trị. Thông thường sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Làm sạch da nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn.
  • Bước 2: Xông hơi giúp giãn nở lỗ chân lông giúp việc lấy nhân mụn trở nên dễ dàng và giảm thiểu tối đa sự tổn thương.
  • Bước 3: Sử dụng dụng cụ đã sát khuẩn để lấy nhân mụn. Sau đó làm sạch da thêm một lần nữa.
  • Bước 4: Đắp mặt nạ giảm sưng sau khi nặn mụn

Chăm sóc da sau nặn mụn ở spa cần lưu ý gì?

Quá trình nặn mụn tại spa thường để lại trên da những vết thương nhỏ. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra nhiễm trùng. Thêm vào đó, da sau khi nặn mụn cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và tổn thương. Do đó, việc chăm sóc da sau nặn mụn ở spa không chỉ giúp da nhanh chóng phục hồi, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề tiếp theo như mụn tái phát, thâm hay sẹo.

Cách dùng kem dưỡng ẩm cho da hỗn hợp hiệu quả
Chăm sóc da sau nặn mụn ở spa đúng cách giúp ngăn ngừa sẹo, thâm mụn

Các bước cần thực hiện sau khi nặn mụn để phục hồi và bảo vệ da

Làm sạch da: Trong 1-2 ngày sau khi nặn mụn, tránh việc sử dụng sữa rửa mặt vì các thành phần hóa học trong sản phẩm có thể gây kích ứng da. Thay vào đó hãy sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da. Bằng cách lấy bông tẩy trang thấm dung dịch nước muối và lau nhẹ nhàng lên mặt. Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với các thành phần của nước muối thì nên rửa mặt bằng nước sạch.

  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm làm dịu và phục hồi da: Trong quá trình loại bỏ nhân mụn sẽ để lại những tổn thương nhất định trên da. Lúc này bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, không chỉ bổ sung độ ẩm mà còn tăng cường khả năng làm dịu và phục hồi da.
  • Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời: Da sau khi nặn mụn trở nên nhạy cảm hơn với tác động của tia UV. Hãy nhớ sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi trời nhiều mây hoặc bạn chỉ ở trong nhà.
  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Nếu sau khi nặn mụn bạn vẫn giữ thói quen thức khuya, ăn đồ cay nóng, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cũng như khiến mụn dễ dàng quay trở lại. Vì thế hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ để “say bye” những nốt mụn đáng ghét.

Các ý trên là đáp án cho câu hỏi Sau nặn mụn ở spa thì nên làm gì? Quan trọng nhất, hãy nhớ kiên nhẫn. Việc phục hồi da sau khi nặn mụn mất thời gian, nhưng nếu tuân thủ đúng quy trình chăm sóc da, bạn sẽ thấy làn da cải thiện rõ rệt.

Sau khi nặn mụn ở Spa thì nên bôi gì?

Lựa chọn đúng loại kem dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp da nhanh chóng phục hồi và hạn chế vết thâm sau nặn mụn. Sản phẩm mà bạn có thể yên tâm sử dụng là kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn BABE Stop AKN Mattifying Moisturiser.

banner kem dưỡng kiềm dầu
BABE Mattifying Moisturiser tăng cường khả năng phục hồi da sau nặn mụn

Với công thức chứa những thành phần độc quyền như CYTOBIOL®IRIS, chiết xuất Hoa Diên Vỹ, Zinc Sulfate và Vitamin A giúp cấp ẩm cho da chuyên sâu, chống viêm, thúc đẩy sự tái tạo tế bào và góp phần vào quá trình phục hồi của da.

Niacinamide với nồng độ 4%, còn được gọi là “thành phần vàng” trong chăm sóc da mụn giúp điều chỉnh lượng dầu thừa nhưng không làm mất đi độ ẩm cần thiết. Đồng thời phục hồi da, giảm thiểu tình trạng da khô, bong tróc.

Sự kết hợp của Vitamin E, Zinc PCA và BHA trong sản phẩm tăng cường khả năng kiềm dầu, kháng viêm, chống oxy hóa và đổi mới tế bào da, phục hồi nhanh chóng sau quá trình nặn mụn.
Điểm nổi bật của BABE Mattifying Moisturiser là kết cấu mỏng nhẹ như lotion, giúp sản phẩm thẩm thấu nhanh chóng, không gây cảm giác nhờn rít, mà ngược lại, mang lại cảm giác mát mịn, dịu êm cho da.

BABE Mattifying Moisturiser có kết cấu mỏng mịn, nhẹ thoáng cho da

Với những đặc tính vượt trội và thành phần chăm sóc da hiệu quả, Kem Dưỡng Kiềm Dầu Giảm Mụn BABE Mattifying Moisturiser chính là lựa chọn hoàn hảo sau quá trình nặn mụn tại spa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và cải thiện chất lượng làn da đáng kể.

Tham khảo:

Acne – Symptoms and causes – Mayo Clinic

Treating Acne In The Spa Can Be Highly Effective

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.