Vì sao da bị mụn? Cách chăm sóc da mụn đúng chuẩn

Mụn, kẻ thù đáng gờm của làn da bất kể tuổi tác hay giới tính nào. Ngay cả khi bạn đã tuân thủ một quy trình chăm sóc da cẩn thận, các nốt mụn vẫn có thể xuất hiện không lường trước. Từ những đầu mụn trắng, mụn đầu đen cho tới những nốt mụn viêm nặng hơn, sưng to và đầy mủ. Vậy vì sao da bị mụn? Chăm da như thế nào để mụn không tìm đến? Bài viết dưới đây của BABE sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Vì sao da bị mụn? Cách chăm sóc da mụn đúng chuẩn

Mụn là gì? Mụn thường xuất hiện ở đâu?

Mụn là một trong những vấn đề da liễu phổ biến xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự mất cân bằng nội tiết tố kết hợp với một số tác nhân khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Theo tổ chức Y tế Thế giới, gần 85% dân số từ 12-24 bị mụn vào một thời điểm nào đó. (World Health Organization, 2020).

Mụn có thể nổi cộm trên da không gây đau, hoặc có tình trạng sưng tấy, bọc mủ. Mụn thường xuất hiện ở những vùng có lượng lớn tuyến dầu và lỗ chân lông như:

Mặt: Đây là khu vực phổ biến nhất mà mụn xuất hiện, đặc biệt là trên trán, mũi và cằm – khu vực thường được gọi là “vùng chữ T” nơi tập trung nhiều tuyến dầu.

Cổ và vai: Cũng như khuôn mặt, cổ và vai cũng chứa nhiều lỗ chân lông và dễ bị tác động bởi mồ hôi và dầu từ tóc, điều này có thể dẫn đến việc phát triển mụn.

Ngực và lưng: Mụn trên ngực và lưng, thường được gọi là “mụn cơ thể”, thường xuất hiện do tuyến dầu sản xuất nhiều dầu, kết hợp với mồ hôi và việc mặc áo bó sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng mụn trên cơ thể.

Mông: Mụn cũng có thể xuất hiện ở đây, thường do mồ hôi và ma sát từ quần áo.

Mụn có thể xuất hiện ở mặt, cổ và lưng những vùng da thường tiết nhiều dầu

Các loại mụn thường gặp

Mụn trứng cá có nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số loại mụn phổ biến mà bạn có thể gặp:

  • Mụn đầu đen (Blackheads): Nốt mụn nhỏ như đầu đinh ghim, có màu đen và thường xuất hiện ở các vùng da tiết nhiều dầu.
  • Mụn đầu trắng (Whiteheads): Nốt mụn nhỏ, kích thước từ 1 – 2mm, màu trắng, thường mọc nhiều và rải rác ở cằm, trán, mũi và hai bên má, không có nhân và nằm sâu dưới da.
  • Mụn bọc (Cystic Acne): Là loại mụn nặng nhất, gây đau nhức, khó chịu, có thể để lại vết sẹo mụn lớn sau khi hết. Mụn bọc lớn, cứng, sưng đỏ và thường không có nhân.
  • Mụn mủ (Pustules): Mụn mủ thường có một đầu trắng hoặc vàng tại đỉnh do chứa mủ, có vòng đỏ xung quanh.
  • Mụn viêm đỏ (Papules): Mụn nhỏ, màu đỏ, không có nhân mụn, thường đau khi chạm vào.
  • Mụn đầu đinh (Nodules): Loại mụn này rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở chân các sợi râu. Ban đầu mụn có kích thước nhỏ nhưng sau đó sẽ lớn lên, gây sưng, nóng đỏ và đau nhức.
6 loại mụn phổ biến trên da

Mỗi loại mụn đều đòi hỏi một phương pháp điều trị đặc thù. Do đó, nếu bạn đang đối mặt với tình trạng mụn trên da, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để xác định chính xác loại mụn và lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu là hết sức quan trọng.

Vì sao da bị mụn? Nguyên nhân gây mụn phổ biến

Để trị mụn tận gốc, việc bạn cần làm chính là xác định được đúng nguyên nhân gây mụn. Có như vậy quá trình điều trị mới đạt hiệu quả như mong đợi, ngăn mụn tái phát. Cùng BABE tìm hiểu các nguyên nhân gây mụn sau để có cách điều trị phù hợp.

Tuyến dầu và bã nhờn hoạt động mạnh

Da của chúng ta tự sản xuất một lượng dầu nhất định gọi là bã nhờn, giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi tác động bất lợi từ môi trường. Tuy nhiên khi da tiết quá nhiều dầu gây nên lượng bã nhờn dư thừa. Chúng kết hợp với các tế bào da chết gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường lý tưởng cho bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn phát triển.

Tuyến dầu hoạt động mạnh làm bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn

Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. Acnes)

Vi khuẩn P. acnes tồn tại sâu trong nang lông và lỗ chân lông, và trong điều kiện thông thường, chúng không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên khi lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã nhờn và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acne phát triển, kích hoạt phản ứng viêm dẫn đến việc hình thành mụn trứng cá, sưng đỏ.

Vi khuẩn P.Acne là thủ phạm chính gây ra các loại mụn trên da

Yếu tố nội tiết

Hormone androgen là một trong những yếu tố gây nên việc tiết dầu quá mức. Trong quá trình dậy thì, lượng hormone androgen tăng lên, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này thường gây ra tình trạng da dầu và mụn ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hay khi dùng thuốc tránh thai, phụ nữ cũng có thể mắc phải mụn do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Di truyền

Đây cũng là một yếu tố gây nên mụn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Dermatology, những người có cha mẹ mắc mụn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp bốn lần so với những người không có cha mẹ mắc mụn.

Nếu cả bố và mẹ đều bị mụn trứng cá, khả năng con cái có thể bị mụn trứng cá.

Chế độ ăn uống

Tiêu thụ các thực phẩm giàu đường và tinh bột như bánh ngọt, đồ chiên, gà rán… làm tăng lượng đường trong máu, tuyến tụy sẽ tăng tiết hormon insulin để ổn định lại lượng đường huyết. Tuy nhiên khi insulin tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng tăng tiết dầu trên da, làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây ra mụn trứng cá.

Stress

Stress không trực tiếp gây ra mụn, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ bị mụn hoặc làm tồi tệ thêm tình trạng mụn hiện có. Khi bạn căng thẳng, cơ thể của bạn sản xuất thêm hormone, bao gồm cortisol, có thể kích thích các tuyến dầu làm việc nhiều hơn.

Lạm dụng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay mỹ phẩm không phù hợp với da trong thời gian dài khiến da dễ kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.

Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc là một trong các nguyên nhân gây mụn

Biến chứng thường gặp của mụn

Mụn không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các biến chứng của mụn gây ra vấn đề về tâm lý và thẩm mỹ. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

Sẹo: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của mụn, đặc biệt là với những trường hợp mụn nặng. Khi mụn viêm hoặc mụn bọc bị vỡ sâu dưới da gây hủy hoại các sợi collagen. Sau đó làn da của chúng ta sẽ cố gắng hồi phục bằng cách tạo ra mô liên kết mới, tổng hợp các sợi collagen khác để thay thế. Trong trường hợp quá trình tổng hợp sợi mới không được hoàn hảo thì sẽ hình thành nên sẹo mụn.

Thâm mụn: Thâm mụn thường xảy ra sau khi mụn đã hết. Đây là hiện tượng da sản xuất quá nhiều melanin (chất tạo màu cho da) ở vùng da bị mụn, tạo nên những vết màu xám, nâu hoặc đen. Thâm mụn thường mất từ vài tháng đến vài năm để nhạt dần đi.

Rối loạn tâm lý: Mụn có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, bao gồm tự ti, trầm cảm. Một nghiên cứu công bố trong “British Journal of Dermatology” đã chỉ ra rằng những người mắc mụn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 63% so với những người không mắc mụn.

Quy trình chăm sóc da mụn đúng chuẩn

Thực hiện quy trình chăm sóc da mụn hợp lý là một nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe làn da. Chăm sóc da mụn đúng cách không chỉ giúp làm giảm tình trạng mụn hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa chúng xuất hiện trong tương lai. Dưới đây là một số bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da mụn.

Làm sạch da đúng cách

Làm sạch da là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong chu trình chăm sóc da mụn. Tuy nhiên cần rửa mặt đúng cách và ưu tiên lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn và không gây bào mòn da.

Bật mí ở bước này, bạn có thể sử dụng STOP AKN Purifying Cleansing Gel. Sản phẩm có khả năng tạo bọt vừa phải, chất bọt tơi mịn mang đến sự dịu êm khi massage. Đảm bảo khả năng làm sạch sâu đến tận lỗ chân lông nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ da. Sản phẩm còn giúp da thông thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn mụn phát triển.

STOP AKN Purifying Cleansing Gel – Sữa rửa mặt “khác bọt” giúp làm sạch dịu êm cho da Dầu Mụn

Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dầu mụn

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm da dầu mụn đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Mặc dù làn da dầu mụn luôn trong tình trạng nhễ nhại dầu thừa nhưng không đồng nghĩa với việc làn da đã được dưỡng ẩm đầy đủ.

Với khả năng điều chỉnh bã nhờn, BABE Mattifying Moisturiser – Kem dưỡng KIỀM DẦU GIẢM MỤN sẽ trở thành “người bạn đồng hành” đáng tin cậy trên hành trình giảm mụn.

Kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn BABE Mattifying Moisturiser chứa công thức độc quyền CYTOBIOL®IRIS, với sự kết hợp hài hòa giữa chiết xuất Hoa Diên Vỹ, Zinc Sulfate và Vitamin A, chứa các thành phần giàu khả năng kiềm dầu, kháng viêm và thúc đẩy tái tạo tế bào.

BABE Mattifying Moisturiser – Người bạn đồng hành trên hành trình giảm mụn

Đặc biệt, sự góp mặt của 4% Niacinamide giúp điều chỉnh lượng dầu thừa trên da nhưng không làm mất đi độ ẩm cần thiết, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị và giảm thiểu tình trạng da khô, bong tróc. Ngoài ra, BABE Mattifying Moisturiser còn được bổ sung Vitamin E, Zinc PCA và BHA nâng cao tác dụng kiềm dầu, kháng viêm, chống oxy hóa và thay mới tế bào.

Điểm đặc biệt của kem dưỡng kiềm dầu giảm mụn BABE Mattifying Moisturiser chính là đặc tính kiềm dầu dịu êm với chất kem mỏng mướt, mát dịu lướt cực êm trên da. Sản phẩm không hút ráo dầu hoàn toàn mà chỉ cân bằng lại tuyến dầu, bổ sung đủ ẩm để da dầu căng mọng và để lại lớp finish thoáng mịn, không gây khó chịu cho da.

BABE Mattifying Moisturiser có kết cấu mỏng mịn, nhẹ thoáng

Chống nắng hàng ngày

Da mụn thường nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và một số loại thuốc điều trị mụn có thể làm da yếu đi. Việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, đồng thời giúp ngăn ngừa và làm mờ các vết thâm do mụn.

Super Fluid Mattifying Sunscreen SPF 50 – Vệ sĩ đắc lực cho làn da Dầu Mụn

Ở bước này, kem chống nắng Dịu êm cho da Dầu Mụn Super Fluid Mattifying Sunscreen SPF 50 sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bạn. Sản phẩm bảo vệ da toàn diện trước tia UV nhờ vào 5 màng lọc chống nắng tiên tiến: Avobenzone, Octinoxate, Uvinul T150, Tinosorb S, Carnosine. Không chỉ bảo vệ da toàn diện, Super Fluid Mattifying Sunscreen SPF 50 có kết cấu dạng sữa lỏng thấm nhanh, không để lại vệt trắng trên da. Kết hợp cùng 4% Niacinamide không chỉ kiềm dầu mà còn bổ sung dưỡng ẩm cho da ẩm mịn, không khô căng.

Các lưu ý khi chăm sóc da mụn

Chăm sóc da dầu mụn đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để làn da dầu mụn không tiếp tục “quấy rầy” bạn.

Một quy trình chăm sóc da hợp lý sẽ giúp loại bỏ mụn nhanh chóng.

Không tự ý nặn mụn: Việc tự ý nặn mụn không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn có thể dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ để lại sẹo.

Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc mạnh: Một số thuốc điều trị mụn mạnh như isotretinoin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và đều đặn kiểm tra tình trạng da khi sử dụng những loại thuốc này.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ ngọt, ăn thức ăn cay nóng và các loại nước ngọt có ga, có chất kích thích. Thay vào đó bổ sung nhiều rau quả, thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ… giúp cải thiện tình trạng da.

Sử dụng mỹ phẩm đúng cách: Chọn những loại kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, và mỹ phẩm không chứa dầu (non-comedogenic), và được thiết kế riêng cho da dầu và mụn để hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.

Mụn có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình, làm mất đi sự tự tin của bạn. Tuy nhiên, mụn hoàn toàn có thể được loại bỏ bằng cách xác định đúng nguyên nhân gây mụn từ đó thay đổi lối sống và có quy trình chăm sóc da hợp lý. BABE chúc bạn sớm tìm được vẻ rạng rỡ của làn da nhé!

Tham khảo

Everything You Want to Know About Acne

Acne

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.