Ánh nắng mặt trời không chỉ mang lại những lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể gây hại cho làn da của bạn, vì chúng là nguồn phát các tia cực tím có khả năng phá hủy cấu trúc và chức năng của tế bào da. Tia UV được chia thành ba loại chính: UVA, UVB và UVC. Trong bài viết này, Laboratorios BABÉ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại tia UV này và cách bảo vệ da khỏi tác hại của chúng.
Tia UV là gì?
Tia cực tím, tia tử ngoại (còn gọi là Ultraviolet) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy được (Visible Light) và tia hồng ngoại (Infrared Radiation). Theo tiêu chuẩn ISO-21348, phổ cực tím được phân loại thành 10 phần:
- Tử ngoại (UV – Ultraviolet), bước sóng 100 – 400 nm
- Tử ngoại A (UVA – Ultraviolet A), bước sóng 315 – 400 nm
- Tử ngoại B (UVB – Ultraviolet B), bước sóng 280 – 315 nm
- Tử ngoại C (UVC – Ultraviolet C), bước sóng 100 – 280 nm
- Tử ngoại gần (NUV – Near Ultraviolet), bước sóng 300 – 400 nm
- Tử ngoại trung (MUV – Middle Ultraviolet), bước sóng 200 – 300 nm
- Tử ngoại xa (FUV – Far Ultraviolet), bước sóng 122 – 200 nm
- Hydrogen Lyman-alpha (H Lyman-α), bước sóng 121 – 122 nm
- Tử ngoại cực xa (EUV – Extreme Ultraviolet), bước sóng 10 – 121 nm
- Tử ngoại chân không (VUV – Vacuum Ultraviolet), bước sóng 10 – 200 nm
Trong bài viết này, Laboratorios BABÉ chỉ đề cập đến 3 loại tia tử ngoại phổ biến có ảnh hưởng đến sức khỏe làn da là UVA, UVB, UVC
Tia UVA là gì?
Tia UVA là loại tia UV có bước sóng dài nhất, từ 315 đến 400 nm. Tia UVA chiếm khoảng 95% lượng tia UV chiếu vào da và có thể xuyên qua tầng ozone, quần áo, cửa kính và da. Tia UVA gây ra các tác hại cho da như:
- Làm hư hỏng collagen và elastin, gây lão hóa da sớm.
- Làm giảm khả năng miễn dịch của da, dễ bị viêm nhiễm và ung thư da.
- Làm sạm da, nám da và tăng hắc sắc tố.
Tia UVB là gì?
Tia UVB là loại tia UV có bước sóng ngắn hơn tia UVA nhưng cao hơn tia UVC, từ 280 đến 315 nm. Tia UVB chiếm khoảng 5% lượng tia UV chiếu vào da và bị suy giảm một phần khi đi qua tầng ozon. Tia UVB không xuyên qua quần áo, cửa kính hay da nhưng có thể gây ra các tác hại cho da như:
- Làm cháy da, đỏ da và tổn thương biểu bì da.
- Làm biến đổi DNA của tế bào da, gây ung thư da.
Tia UVC là gì?
Tia UVC là loại tia UV có bước sóng ngắn nhất, từ 100 đến 280 nm. Tia UVC có năng lượng cao nhất và nguy hiểm nhất trong ba loại tia UV. May mắn thay, tia UVC không thể xuyên qua được tầng ozone, do đó chúng không thể gây hại đến làn da. Nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn phát ra tia UVC trong thời gian lâu dài (như máy làm móng), chúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho da và mắt.
Chỉ số tia UV
Chỉ số tia UV (UV index) là một chỉ số đo lường mức độ nguy hiểm của ánh nắng mặt trời cho sức khỏe con người. Chỉ số này phụ thuộc vào các yếu tố như: vĩ độ, cao độ, thời gian trong ngày, thời điểm trong năm, điều kiện thời tiết và lượng ozone trong không khí.
Chỉ số này được chia thành các mức từ 0 đến 11+, trong đó:
- Mức 0-2: Thấp. Không cần thiết phải bảo vệ da.
- Mức 3-5: Trung bình. Cần che chắn da và dùng kem chống nắng.
- Mức 6-7: Cao. Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vào giờ cao điểm (từ 10h sáng đến 4h chiều), che chắn da kỹ và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao.
- Mức 8-10: Rất cao. Cần hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm, che chắn toàn bộ cơ thể và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất có thể.
- Mức 11+: Nguy hiểm. Cần tránh ra ngoài hoàn toàn vào giờ cao điểm, che chắn toàn bộ cơ thể và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất có thể.
Sự khác biêt giữa tia UVA, UVB, và UVC
UVA | UVB | UVC | |
Năng lượng | Thấp nhất (3.10 – 3.94 eV) | Trung bình (3.94 – 4.43 eV) | Cao nhất (4.43 – 12.4 eV) |
Khả năng xâm nhập khi tiếp xúc với da | Lớp thượng bì, trung bì | Lớp biểu bì của da | Phần ngoài cùng của lớp biểu bì |
Tiếp xúc trong thời gian ngắn | Sạm da ngay lập tức | Cháy nắng, phồng rộp | Đỏ loét và gây tổn thương, bỏng nặng |
Tiếp xúc trong thời gian dài | Lão hóa sớm, nếp nhăn, thâm nám | Ung thư da, có thể góp phần gây lão hóa sớm | Ung thư da, lão hóa sớm |
Nguồn phát | Ánh sáng mặt trời | Ánh sáng mặt trời | Đèn UVC thủy ngân, đèn UVC LED |
Tỉ lệ tia UV từ nguồn phát ánh nắng mặt trời xuyên qua tầng Ozone của trái đất | khoảng 95% | khoảng 5% | 0% (bị tầng Ozone và khí quyển hấp thụ hoàn toàn) |
Tia UVA chiếm 95% trong ánh nắng mà chúng ta tiếp xúc. UVA luôn hiện diện, ngay cả vào những ngày có nhiều mây và có thể xuyên qua kính như cửa sổ. Tia UVA và UVB đều gây ra tổn thương lâu dài cho da, nhưng sự khác biệt chính là tia UVA có bước sóng dài hơn, do đó chúng có khả năng xuyên đến lớp trung bì, trong khi tia UVB lại có bước sóng ngắn hơn và tác động trên vùng biểu bì.
Tia UVC có bước sóng ngắn và mang năng lượng lớn hơn UVA, UVB vì vậy mức độ tổn hại đến da của UVC là rất lớn. May mắn là tia UVC không tác động trực tiếp đến da từ nguồn ánh sáng mặt trời, vì tầng Ozone và khí quyển đã hấp thụ hoàn toàn.
Nhìn chung, tia UV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da cũng như là ung thư hắc tố (Mêlanôm hay Melanoma) thông qua quá trình tích lũy (các hoạt động ngoài trời: đi làm hàng ngày, tắm biển, chơi thể thao,…). Một cách dễ hiểu hơn, tia UVA được coi là ‘tia lão hóa” (A – tức là Aging – lão hóa) và tia UVB được coi là “tia gây bỏng” (B – tức là Burn – bỏng) chúng chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của nếp nhăn, vết chân chim, thâm nám. Nhưng hơn hết, cả tia UVA và UVB đều gây ra tổn thương lâu dài cho DNA ở da, tăng nguy cơ ung thư da, đồng thời cả hai loại tia UVA và UVB đều gây ra dấu hiệu lão hóa da.
Thời điểm nào tia UV mạnh nhất?
Thời điểm mà ánh nắng mặt trời gây hại cho sức khỏe con người nhất là từ 10h sáng đến 4h chiều. Đây là khoảng thời gian mà chỉ số UV cao nhất trong ngày. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn an toàn khi ra ngoài vào các giờ khác. Bởi vì:
- Tùy theo vị trí địa lý, chỉ số UV có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình. Với địa lý nước Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, tia UV sẽ đến vào thời điểm sớm hơn trong ngày, đặc biệt là mùa hè.
- Tùy theo mùa trong năm, chỉ số UV có thể dao động theo chu kỳ.
- Tia UV mạnh hơn ở độ cao cao hơn (vùng núi).
- Tầng Ozone cung cấp sự bảo vệ khỏi tia UV. Nhưng khí nhà kính và các chất ô nhiễm đã làm hỏng tầng ozone, do đó làm tăng cường độ tia cực tím thâm nhập vào Trái Đất.
- Mây là một tia UV mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào loại đám mây. Những đám mây đen, chứa đầy nước có thể cản trở lượng lớn tia UV hơn những đám mây cao và mỏng.
Cách bảo vệ sức khỏe trước tác động của tia UV
Để bảo vệ sức khỏe bản thân trước tác hại của tia UV, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Sử dụng kem chống nắng
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn chặn tia UV gây hại cho da. Bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) từ 30 trở lên và có khả năng chống cả tia UVA và UVB. Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 15-30 phút và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bơi lội, đổ mồ hôi.
Với kem chống nắng BABE Super Fluid Mattifying Sunscreen SPF 50+ và kem chống nắng BABE Super Fluid Hyaluronic Acid Sunscreen SPF 50+ chứa 4 loại màng lọc tiên tiến gồm Avobenzone, Octinoxate, Tinosorb S, Uvinul T150 sẽ giúp bảo vệ làn da một cách toàn diện khỏi tia UVA và UVB, ngăn chặn các nguy cơ ung thư da, cũng như là sạm nám, lão hóa. Hơn nữa, với sự góp phần từ 0.20% Carnosine sẽ giúp bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh (HEV), cùng với đó là 4% Niacinamide giúp kiềm dầu, giảm thâm nám cho da.
Mặc quần áo chống nắng
Quần áo là lớp vật liệu có thể giúp che chắn da khỏi tia UV. Bạn nên mặc quần áo rộng, dài tay, quần dài và có màu sáng để phản chiếu ánh nắng. Bạn cũng nên mặc các loại quần áo có chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor) cao để bảo vệ da hiệu quả hơn.
Đeo kính râm
Kính râm không chỉ là phụ kiện thời trang mà còn là công cụ bảo vệ mắt khỏi tia UV, ngăn sự lão hóa nhãn cầu, giảm ung thư mắt đáng kể nhất. Do vậy, bạn nên chọn loại kính râm có khả năng chặn được ít nhất 99% tia UVA và UVB. Bạn cũng nên chọn loại kính râm lớn, bao quanh mắt và có gọng dày để ngăn tia UV xâm nhập vào mắt từ các góc khác nhau.
Đội mũ rộng vành
Mũ rộng vành có thể giúp che bớt ánh nắng chiếu vào mặt, cổ và vai.
Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm
Tia UV mạnh nhất từ 10h sáng đến 4h chiều. Do đó, bạn nên hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian này để giảm thiểu tiếp xúc với tia UV.
Tìm nơi có bóng râm
Khi ra ngoài, bạn nên tìm kiếm những nơi có bóng râm như cây xanh, ô dù, mái che để tránh ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lơ là các biện pháp bảo vệ khác vì tia UV có thể phản xạ từ các bề mặt như cát, nước,…